Đã có rất nhiều trường hợp lừa đảo trẻ em dẫn đến hậu quả đau lòng qua Internet. Gửi tới cha mẹ nguyên nhân và 7 cách giúp con sử dụng Internet lành mạnh, tránh xa nguy hiểm.
Theo báo cáo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), cứ 5 trẻ em và thanh thiếu niên thì có 1 trẻ em bị bắt nạt trên mạng. Đáng lo ngại, 3/4 trong số đó không biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu.
Báo Thanh Niên đưa tin: Lập phòng “chát” ảo, game online, lập diễn đàn trên mạng, giả làm người cùng giới,… là những thủ đoạn mà tội phạm sử dụng để tiếp cận, làm quen, lừa gạt dụ dỗ trẻ em trên mạng xã hội.
Theo ông Khổng Ngọc Oanh, dù chưa có số liệu thống kê chính thức về các vụ xâm hại trẻ em trên mạng, song kết quả khảo sát của một đề tài khoa học cấp bộ của Bộ Công an cho thấy, từ năm 2010 - 2018, lực lượng cảnh sát hình sự đã phát hiện, điều tra xử lý 319 vụ/337 đối tượng xâm hại tình dục trẻ em dùng thủ đoạn sử dụng mạng xã hội; trong đó, có 33 đối tượng là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ông Oanh chia sẻ: “Đáng lo ngại, tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt học sinh các trường phổ thông, đam mê, lợi dụng mạng xã hội để bình phẩm, bình luận tục tĩu (thậm chí qua mạng nói xấu cả thầy cô, phụ huynh), thách thức nhau trên mạng sau đó thực hiện các hành vi bạo lực học đường, bạo hành, cô lập nhau… nhiều trường hợp đã dẫn đến tử vong từ bạo lực học đường”.
Gạ trẻ em chụp ảnh “nóng” để giúp tập luyện, trở thành “người mẫu, ngôi sao”!
Ông Oanh thông tin, qua các vụ án đã phát hiện và đấu tranh cho thấy, thủ đoạn chính của các đối tượng là lập phòng “chát” ảo, game online, lập diễn đàn trên mạng… để tiếp cận, làm quen, lừa gạt dụ dỗ trẻ em, nhằm thực hiện các hành vi xâm hại tình dục, môi giới mại dâm, mua bán trẻ em.
Báo Quảng Nam đưa tin: Trung tá Mai Văn Tâm - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an Quảng Nam cho biết: “Các cháu bé hiện nay sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên lên các trang mạng xã hội kết giao với bạn bè.
Theo đó, các đối tượng cũng lợi dụng mạng xã hội để kết bạn với các cháu bé, tìm cách tiếp cận, mua sắm nhiều vật dụng như điện thoại, quần áo... để chiếm lòng tin. Sau đó, ép các cháu viết giấy vay nợ toàn bộ chi phí làm đẹp, mua sắm; mục đích của các đối tượng là buộc các cháu phải ở lại làm nhân viên phục vụ quán karaoke, massage để trả nợ”.
7 cách giúp trẻ em sử dụng internet an toàn
Từ nguy cơ dụ dỗ lừa đảo, bắt nạt trẻ em ngày càng tăng và diễn biến phức tạp, khó kiểm soát như hiện nay. Cha mẹ cần quan tâm hơn tới thói quen sử dụng Internet của con. Đặc biệt là các em nhỏ chưa có kỹ năng bảo vệ bản thân, chưa có kinh nghiệm phát hiện ra các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Để giúp con phòng ngừa và tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm từ mạng xã hội, sau đây là 7 điều cha mẹ nên giúp con:
Đầu tiên, để trẻ tự giác hành động cha mẹ cần giáo dục về nhận thức, giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn và các mối nguy hiểm đến từ Internet hiện nay. Cùng con tìm hiểu về các vấn đề sau đây:
Cha mẹ nên nhớ: Bỏ qua việc giáo dục nhận thức cho con chính là bỏ qua cơ hội dạy con phân định đúng sai. Khi con phân biệt được đúng sai, phải trái thì con mới biết TỰ GIÁC thực hiện các điều hay, lẽ phải.
Bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa tình trạng bị lừa đảo, bắt nạt trẻ trên Internet. Bởi từ những thông tin của trẻ như hình ảnh và nội dung chia sẻ trên Internet, trẻ em bị các đối tượng lừa đảo nhắm đến và tiếp cận. Cha mẹ nên bắt đầu hướng dẫn con bảo vệ thông tin cá nhân của mình như:
Nếu có người lạ tiếp cận nhiều lần, gạ gẫm, dụ dỗ, nên báo lại ngay với cha mẹ. Lưu ý rằng, cha mẹ nên chào đón, khoan dung và phản ứng tích cực khi con chủ động chia sẻ các thông tin, câu chuyện hàng ngày. Tránh cáu gắt, nóng nảy khiến trẻ sợ hãi và tìm niềm vui, sự an ủi tại những nơi khác.
Internet giúp con có thể tiếp cận nhiều tri thức mới mẻ, giá trị từ nhiều nguồn uy tín, chính thống khác nhau trên thế giới. Con có thể tham gia nhiều cuộc thi, khóa học, cộng đồng học tập, giải trí sôi nổi và hiện đại. Sử dụng thành thạo công nghệ, tài nguyên trên Internet cũng là một kỹ năng cần thiết của trẻ trong kỷ nguyên 4.0.
Theo dõi, đặt câu hỏi và cùng con làm bài tập, sáng tạo chủ đề, xây dựng thế giới nhỏ riêng của con. Đối với các trẻ không có sở thích dùng mạng xã hội quá nhiều, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời,...(Xem mục dưới)
Trẻ em học tập thông qua quan sát và bắt chước người lớn, do đó, hành động và lời nói của cha mẹ cần thống nhất và tương ứng với nhau, để con dễ dàng noi theo mà không bị mâu thuẫn.
Sau khi dạy con các nguyên tắc, bài học nào, cha mẹ hãy sử dụng internet một cách an toàn và có trách nhiệm trước mặt con.
Ví dụ: Cha mẹ dạy con nên đọc sách thay vì bấm điện thoại, cha mẹ cũng cần có thói quen đọc sách. Nếu dạy con không được xem facebook nhiều, mà nên ra ngoài chơi, cha mẹ cũng cần kiểm soát và giảm thời gian sử dụng facebook của mình. Trẻ em luôn lấy cha mẹ làm tấm gương để phát triển, do đó hãy cho trẻ những tấm gương tích cực nhé!
Nhiều trẻ em bỏ ra đi, có em sợ cha mẹ nên không dám chia sẻ các sai lầm của mình hoặc nguy hiểm mình gặp phải,... Các em lựa chọn tự giải quyết vấn đề thay vì chia sẻ cho cha mẹ. Hãy cho con trẻ biết rằng, dù con làm bất kỳ việc gì, gặp phải bất kỳ hoàn cảnh nào, đúng hay sai, gia đình vẫn là điểm tựa an toàn và bao dung cho con.
Cha mẹ nên từng bước tạo dựng môi trường tin tưởng để con cảm thấy thoải mái chia sẻ với cha mẹ về những gì con gặp phải trên mạng, bao gồm cả những tin nhắn, email hoặc yêu cầu bất thường. Nhấn mạnh với con rằng cha mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ con giải quyết vấn đề. Để làm được điều này, cha mẹ nên dành thời gian để vun đắp tình cảm, vui chơi cùng con, làm bạn với con nhiều hơn.
Thay vì dành thời gian giải trí cho Internet nhiều giờ liền mỗi ngày, cha mẹ nên chủ động cho con trẻ được vui đùa bằng các môn hoạt động thể chất, cộng đồng lành mạnh, thú vị để xây dựng nhiều kỹ năng xã hội cần thiết khác.
Các hoạt động theo nhóm giúp trẻ vận động nhiều, từ đó giúp phát triển cơ bắp, xương khớp và hệ tim mạch, giải phóng năng lượng, giảm căng thẳng và lo âu, đồng thời cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
Khi tham gia các hoạt động vui chơi cùng nhau, trẻ có cơ hội giao tiếp và hợp tác với bạn bè, từ đó giúp phát triển các kỹ năng xã hội như giao tiếp, chia sẻ, đồng cảm và giải quyết vấn đề. Trẻ cũng có thể học cách chơi theo nhóm, tôn trọng luật lệ và giải quyết mâu thuẫn.
Đồ chơi giáo dục và sách thiếu nhi thường có nội dung phong phú, đa dạng, được thiết kế theo sự phát triển trí tuệ, cảm xúc của từng độ tuổi của trẻ em, giúp khơi gợi trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ. Sách thiếu nhi thường chứa đựng nhiều câu chuyện hay, lời văn trau chuốt và hình ảnh đẹp mắt. Khi đọc sách, trẻ được tiếp xúc với nhiều từ vựng mới, ngữ pháp phong phú và cách diễn đạt sinh động, giúp phát triển vốn từ và kỹ năng ngôn ngữ hơn.
Trẻ em đắm mình hàng giờ liền vào mạng thường do trẻ phải ở và chơi một mình, trẻ em vốn thích các trò chơi nhóm, cá nhân sáng tạo và hấp dẫn. Sử dụng đồ chơi giáo dục và sách thiếu nhi là một cách hiệu quả để "kéo" trẻ ra khỏi thế giới trên Internet. Đặc biệt, nhiều trẻ em hiện nay dành rất nhiều thời gian để xem các chương trình hoạt hình bạo lực, kinh dị, không có giá trị, thiếu lành mạnh. Khi trẻ dành thời gian để đọc sách và vui chơi có mục đích cụ thể sẽ giảm thời gian sử dụng mạng xã hội và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ hãy khuyến khích con tham gia các trò chơi khoa học, phát minh, thí nghiệm cùng bạn bè, cha mẹ vào thời gian rảnh, giúp trẻ phát triển trí tuệ, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng và có một tuổi thơ vui vẻ, bổ ích.
Ngoài ra, cha mẹ có thể cài đặt các phần mềm quản lý hoạt động trên Internet của con nhỏ, liên tục cập nhật tình hình liên quan tới bắt nạt qua mạng và chia sẻ kinh nghiệm cùng các bậc phụ huynh hiện đại khác.
Bằng cách thực hiện những biện pháp này, cha mẹ có thể giúp con sử dụng internet một cách an toàn, tránh xa những nguy cơ tiềm ẩn và bảo vệ bản thân khỏi những kẻ lừa đảo. Hãy luôn quan tâm và đồng hành cùng con trong quá trình sử dụng internet để con có những trải nghiệm tích cực và bổ ích.
Tác giả: ST
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn